Trổ tài làm món củ kiệu thơm ngon – chuẩn vị truyền thống cho ngày Tết

Với hương vị chua, cay đặc trưng củ kiệu đã trở thành một món ăn đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người Việt. Ngày Tết mà thiếu món củ kiệu thì đối với nhiều gia đình sẽ mất hương vị ngày Tết. Món ăn này tượng trưng cho tiền bạc, mang ý nghĩa cầu mong sự phú quý, ấm no cho năm tới. Vì vậy, dù bận rộn nhưng nhiều người vẫn dành thời gian tìm hiểu và tự ngâm củ kiệu cho ngày Tết. Bên cạnh đó củ kiệu còn là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Vậy nên, hãy để Efood cùng bạn trổ tài làm món củ kiệu theo đúng chuẩn vị truyền thống cho ngày Tết nhé.

1. Công dụng của củ kiệu đối với sức khỏe:

Củ kiệu có hình dáng giống củ hành nhưng ít hăng và nhỏ hơn, vị hơi đắng và cay, có tính ấm. Trong củ kiệu có chứa nhiều vitamin A, D, E, K, có khả năng tăng lợi khuẩn, tăng sức đề kháng để chống chọi lại một số vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Ngoài ra thì món củ cải muối chua còn cung cấp cho cơ thể nhiều men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột.

Củ kiệu còn là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại sự gây hại của các loại hóa chất không ổn định, sinh ra trong quá trình lấy và trao đổi chất, làm tổn thương và gây hại cho cấu trúc ADN.

6 tác dụng của củ kiệu với sức khỏe. Cách phân biệt củ kiệu và hành củ

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe thì nếu như bạn ăn củ kiệu không đúng cách cũng sẽ gây hại cho cơ thể. Ví dụ như: sử dụng củ kiệu ngâm chua liên tục trong thời gian dài, hoặc ăn vào lúc bụng đói sẽ dẫn đến tình trạng đau bao tử. Làm củ kiệu ngày Tết nhưng không dùng hết, làm nổi váng, sinh ra nhiều vi khuẩn chứa nhiều độc tố có khả năng gây ung thư gan.

2. Củ kiệu – món ăn đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người Việt:

2.1 Ăn củ kiệu vào ngày Tết có ý nghĩa gì:

Đối với người miền Nam, họ không coi củ kiệu là một món ăn kèm với bánh tét mà họ xem đây như một món ăn riêng biệt không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.

Người ta cũng quan niệm rằng, củ kiệu sẽ đem lại may mắn và tài lộc. Ăn củ kiệu ngâm để mong ước cho một năm mới tiền bạc đầy nhà, phát tài phát lộc và một năm vinh hoa phú quý.

Củ kiệu ngâm chua – món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Là 1 trong 10 món ăn đậm nét cổ truyền của ngày Tết Việt Nam, củ kiệu ngâm chắc chắn sẽ là món ăn “đắt khách” nhất mà ai cũng nên thử qua 1 lần.

2.2 Cách làm củ kiểu thơm ngon , chuẩn vị truyền thống:

Sẽ không khó để tìm mua củ kiệu ngâm mỗi khi đi chợ Tết. Thế nhưng, các bà các mẹ vẫn muốn tự tay sơ chế và chế biến ra những hũ kiệu nhà làm,  vừa an toàn vệ sinh, lại vừa thơm ngon đúng ý. Một hũ kiệu ngâm chất lượng, chuẩn vị truyền thống là kiệu sau khi ngâm vẫn giữ được độ giòn, thấm đều gia vị. Không còn cảm giác quá cay nồng hay quá đắng.

Vì thế, nếu bạn vẫn chưa biết cách làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon đúng điệu, thì lưu ngay những bí quyết dưới đây thôi nào:

2.2.1 Sơ chế củ kiệu:

Trước khi làm món củ kiệu ngâm chua thì bạn cần sơ chế và làm sạch củ kiệu, vì củ kiệu nằm dưới đất nên dính rất nhiều đất bẩn, do đó, bạn phải dũ sạch lớp đất này cho dễ rửa nhé.

– Đầu tiên, bạn rải củ kiệu trong rổ thưa để xoa cho rơi bớt đất cát bám quanh thân củ và rễ kiệu.

– Tiếp theo, bạn ngâm củ kiệu vào trong nước muối trong vòng khoảng 8 tiếng đồng hồ sẽ giúp cho củ kiệu bớt đắng và trắng hơn. Thế nhưng, cũng nên chú ý thời gian để không ngâm quá lâu vì củ kiệu có thể bị mặn.

 

– Sau đó bạn vớt kiệu ra, xả lại nhiều lần với nước cho sạch, để ráo rồi dùng dao cắt phần đầu (rễ) và đuôi. Bạn cũng lưu ý không cắt phần đầu vào quá sâu, chỉ cắt ở gốc rễ, nếu không kiệu bị ngấm nước dễ ủng và mất đi vị giòn ngon.

Học cách làm củ kiệu truyền thống cực ngon cho ngày Tết

Làm sạch kiệu bằng cách cắt rễ và các phần khác

– Kiệu cắt tới đâu ngâm vào nước muối loãng tới đó. Bạn cũng có thể ngâm vào nước đá để kiệu giòn hơn. Sau khi cắt xong, vớt kiệu ra, rửa lại với nước cho sạch.

– Đem phơi nắng một ngày cho hơi héo. Nếu phơi héo quá sẽ làm củ kiệu bị dai, mất độ giòn. Lưu ý là cần tránh phơi chỗ nắng gắt.

Cách muối củ kiệu ngày Tết ngon chuẩn vị với 7 cách làm

Phơi kiệu là một bước vô cùng quan trọng

– Sau khi phơi xong, bạn bóc màng bao quanh củ kiệu và loại bỏ sạch phần rễ khô còn sót lại.

2.2.2 Cách làm củ kiệu:

Sau khi hoàn thành xong bước sơ chế. Tiếp theo, hãy dõi theo cách làm củ kiệu ngày Tết “siêu” đơn giản dưới đây nhé:

  • Cách làm củ kiệu chua ngọt:

Nguyên liệu

– 500g củ kiệu

– Muối hạt, muối trắng

– 200g đường cát trắng, 200ml giấm ăn

– Bình thủy tinh

Cách muối củ kiệu chua ngọt không cần dùng phèn chua

Củ kiệu ngâm chua ngọt trắng giòn cho ngày Tết

Cách thực hiện

– Xếp củ kiệu vào bình cao khoảng 2cm, rải lên 1 ít đường, 1 ít muối hạt. Sau đó lại 1 lớp kiệu, 1 lớp đường, 1 lớp muối hạt. Cứ làm lặp lại liên tục như vậy cho đến khi hết kiệu.

– Để bình kiệu này khoảng 7 đến 10 ngày cho muối và đường tan hết ra, thấm vào kiệu, sau đó mới làm nước giấm chua ngọt đổ vào.

– Cách làm nước giấm chua ngọt để làm củ kiệu ngày Tết vô cùng đơn giản. Đun sôi 200ml nước giấm với 1 muỗng canh đường, ¼ muỗng canh muối trắng.  Sau khi sôi, đun hỗn hợp nước trong lửa nhỏ khoảng 15 phút cho nước hơi keo lại. Để cho nước nguội rồi đổ vào hũ kiệu.

  • Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm:

Nguyên liệu

– 500g củ kiệu

– Muối hạt

– 200ml nước mắm, đường cát trắng

– Bình thủy tinh

– 3 quả ớt

Cách làm củ kiệu ngâm giấm trắng giòn và bí quyết bóc củ kiệu nhanh gọn |  Thời Đại

Củ kiệu ngâm nước mắm – giòn ngon đúng điệu

Cách thực hiện

– Xếp kiệu vào bình thủy tinh, thêm chút ớt nếu bạn muốn ăn cay.

– Đun 200ml nước mắm và 1 muỗng canh đường cát trắng trong khoảng 20 đến 25 phút. Sau đó để nguội và đổ vào hũ kiệu.

– Ngâm khoảng 3-5 ngày là dùng được.

3. Cách bảo quản củ kiệu:

– Củ kiệu ngâm giấm muối đường khi để bên ngoài nhiệt độ bình thường lâu dài củ kiệu sẽ bị chua. Như vậy khi ngâm củ kiệu từ 4-5 ngày thì nên bỏ trong ngăn mát tủ lạnh để lâu chua hơn.

– Không nên sử dụng đũa đã dính thức ăn hoặc dầu mỡ vì sẽ làm hư củ kiệu bên trong hủ. Thế nên, phải sử dụng đũa sạch,khô ráo để gắp củ kiệu ra dĩa.

– Nếu bạn không ăn hết ngoài dĩa thì có thể dùng màng bọc thực phẩm bao lại và bỏ vào tủ lạnh. Không nên đổ lại vào trong hủ tránh làm hư củ kiệu.

4. Một số lưu ý khi chế biến củ kiệu:

– Khi rửa kiệu phải nhẹ tay, không tách lớp vỏ bên ngoài củ và cũng không cắt bỏ phần gốc. Chỉ nên rửa với nước để làm sạch với đất cát, bụi bẩn.

– Ngâm kiệu 24h và nước ngâm phải ngập mặt kiệu, không nên cho quá ít nước.

– Ngâm kiệu với phèn chua sẽ giúp cho thành phẩm trắng và giòn hơn.

– Bạn chỉ nên sử dụng đúng 5gr phèn chua pha chung với 5 lít nước để không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

– Dụng cụ phơi kiệu nên chọn những loại có khả năng hút nước.

– Nếu ánh sáng mặt trời yếu có thể tăng thời gian phơi lên 6h.

– Nên ướp trong lọ thủy tinh được rửa sạch, lau khô ráo.

Cách làm củ kiệu ngâm chua khá đơn giản, dễ làm nhưng quá trình làm đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận để cho ra món ăn có độ giòn, ngon. Đem dưa kiệu muối ra thưởng thức kèm với bánh chưng hay bánh tét chắc chắn sẽ làm cho mâm cơm ngày Tết của gia đình bạn thêm phần hấp dẫn. Hy vọng với cách hướng dẫn làm món củ kiệu ngâm chua mà Efood chia sẻ trên bạn sẽ có một hũ củ kiệu ngâm thơm ngon trong dịp Tết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *