Nguyên tắc trữ thực phẩm ngày nắng nóng

Mùa hè nắng nóng cần có nguyên tắc tích trữ thực phẩm để an toàn cho sức khỏe cả gia đình.

1. Nguyên nhân thức ăn bị ôi thiu

Tại sao thức ăn lại bị ôi thiu? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách bảo quản đúng

Đồ ăn không được bảo quản cẩn thận là một nguyên nhân dẫn đến đồ ăn bị thiu. Nguồn ảnh: Internet

Ôi thiu có thể hiểu đơn giản là tình trạng các vi khuẩn có hại tồn tại trong không khí, khi đồ ăn để ngoài môi trường thì nó sẽ bị xâm nhập và làm thối rữa.

Đồ ăn để trong môi trường tự nhiên, nhất là những ngày nắng nóng sẽ đẩy nhanh quá trình thức ăn bị hư hỏng.

Mỗi thực phẩm sẽ có một hạn sử dụng khác nhau, nên nếu bạn không biết và để quá ngày thì đồ ăn cũng không thể dùng được nữa.

Ngoài ra, đồ ăn không được bảo quản cẩn thận như không đậy kín, trộn lẫn các thức ăn với nhau, để trong tủ lạnh quá lâu,… cũng là một nguyên nhân dẫn đến đồ ăn bị thiu.

2. Cách nhận biết đồ ăn ôi thiu

Cách để nhận biết đồ ăn ôi thiu không khó, chỉ cần sử dụng các giác quan khác nhau thì chúng ta có thể phân biệt đồ nào còn dùng được và đồ ăn nào thì nên bỏ đi.

Dễ nhận biết nhất là dùng mũi để ngửi, nếu xộc lên mũi bạn là một mùi chua, hôi rất khó chịu thì thực phẩm đó đã bị biến mùi.

Bị ôi thiu màu sắc của thực phẩm cũng dần biến dạng đi, dễ thấy nhất là mốc, rêu hay bọt.

Thức ăn bị thiu hình dáng lúc đầu cũng sẽ bị biến dạng đi, nếu lâu ngày thì còn có thể bị chảy nước.

3. Nguyên tắc trữ thực phẩm ngày nắng nóng

3.1 Đối với thức ăn thừa

Thông thường chúng ta hay dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản thực phẩm thừa cho vào tủ lạnh.

Nhưng điều này thì không nên, bởi màng bọc thực phẩm khi ốp sát vào thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là thực phẩm chứa dầu mỡ sẽ khiến chúng bị biến đổi dinh dưỡng.

Ngoài ra, nếu sử dụng màng bọc bảo quản không đảm bảo còn khiến thực phẩm bị nhiễm độc.

Cách bảo quản thực phẩm dư thừa sau Tết Nguyên Đán hiệu quả

Đối với thức ăn thừa, bạn có thể đóng hộp và bảo quản tủ lạnh

Vì vậy, tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm còn thừa lại vào hộp riêng, đậy nắp kín rồi cho vào tủ lạnh, thực phẩm sẽ tươi ngon và không bị ôi thiu.

Đối với canh thì không nên bảo quản quá 24 giờ trong tủ lạnh. Đồ kho, mặn nên để ở vị trí mát nhất, cũng không nên để quá 3 ngày.

Cơm thừa nên bỏ vào hộp trước khi bỏ vào tủ lạnh để tránh bị khô. Nếu nhà không có tủ lạnh bạn nên mở nắp và úp rổ thưa lên trên cho thoáng khí, để chỗ mát.

3.2 Đối với ác món chiên, rô ti…

Thực phẩm đã qua chế biến, vừa sử dụng xong phải đun sôi trở lại, để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh, không để ở ngoài ở nhiệt độ bình thường quá 2 giờ.

Các món chiên, rôti…cần đổ ngập dầu rồi mới cho vào tủ lạnh để món ăn không bị khô.

3.3 Đối với thịt, cá

Bảo quản thịt, cá trong ngăn đá tủ lạnh là cách tốt nhất để thực phẩm không bị ôi thiu.

Tuy nhiên, để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn vì rã đông qua lại nhiều lần bạn nên chia thành các phần nhỏ tương ứng với từng bữa ăn của gia đình để tiện lợi cho việc rã đông và bảo quan thực phẩm an toàn.

Cách bảo quản thịt cá trong tủ lạnh tươi ngon đúng cách

Nhiệt độ phù hợp:

– Giò chả , thịt nguội, nem chua: Trữ mát ở 0-50C

– Chả giò, thủy hải sản: Trữ đông ở nhiệt độ -25 đến -180C.

– Thịt bò, cừu, dê: Trữ đông tối đa là 7-10 ngày, không nên để quá lâu thịt sẽ mất chất.

– Thịt heo, gà, vịt: Trữ đông 7 ngày là tối đa.

– Cá chỉ nên tích trữ 3 ngày để cá được tươi ngon, không bị mất chất.

3.4 Đối với rau củ quả

Để bảo quản tốt nhất các loại rau củ quả. Khi mua về bạn nên sơ chế trước. Nhặt các lá úa, cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản rau củ tươi ngon gần cả tháng liền với những mẹo này | Nguyễn Kim  Blog

Nên bảo quản riêng từng loại 

Cần bảo quản riêng từng loại, không nên bỏ chung hết vào 1 túi. Áp dụng với từng loại như sau:

– Với bông cải, cải bắp: Bạn có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, nếu sử dụng ngay trong ngày hay tủ lạnh nhà bạn đã quá đầy bạn có thể bọc giấy báo kín lại, để nơi thoáng mát.

– Với các loại củ: Để ở những nơi mát mẻ, có độ ẩm nhất định sẽ giúp các loại củ để được từ 2-3 ngày. Nếu để được ở tủ lạnh sẽ giúp bạn bảo quản từ 5-7 ngày.

3.5 Đối với trái cây

Trái cây nên rửa sạch, để ở chỗ mát ăn dần. Nếu khối lượng lớn bạn nên bọc lại vào nilon hay giấy báo rồi cho vào tủ lạnh.

Các loại trái cây cắt dở như dưa hấu nên dùng mang bọc bịp kín đầu cắt rồi hãy cho vào tủ lạnh để tránh bị khô.

Cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh tươi lâu bạn nên biết

Nếu trong trường hợp nhà bạn không có tủ lạnh, nên mùa thực phẩm ít một, đủ ăn trong ngày. Nếu không có thể bảo quản trong hộp thực phẩm, xếp vào thùng xốp rồi cho đá vào xung quanh để bảo quản.

Nếu phát hiện thực phẩm có mùi lạ thì tuyệt đối không nên dùng. Vì trong thời tiết oi bức thực phẩm rất dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, gây biến đổi chất, gây mùi hôi,…nếu ăn những thực phẩm này nguy cơ ngộ độc rất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *