Tiết lộ 10 loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe mà bạn nên sử dụng

Một chế độ ăn uống lành mạnh là việc bạn chú trọng tập trung vào lượng tiêu thụ thức ăn từ thực vật là bao nhiêu. Để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình thì việc lựa chọn loại dầu ăn an toàn là một điều vô cùng cần thiết. Với sự xuất hiện tràn lan của nhiều loại dầu kém chất lượng khiến người tiêu dùng bối rối. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ đến bạn 10 loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe mà bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.

1. Dầu thực vật có những thành phần gì:

Dầu thực vật là một loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ thực vật. Trong dầu thực vật chủ yếu chứa những axit béo, một phần nhỏ của dầu là chất béo bão hòa, loại chất béo làm tăng cholesterol xấu. Phần còn lại của dầu là sự kết hợp giữa chất béo không bão hòa đa (giúp làm giảm cholesterol xấu) và chất béo không bão hòa đơn (chẳng hạn như axit oleic). Đây là những loại chất béo có khả năng làm tăng cholesterol tốt và chống lại chứng viêm.

Bên cạnh đó thì tỷ lệ chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn có trong dầu thực vật cũng khác nhau giữa các loại dầu.

2. Tiết lộ những loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe:

Việc tiêu thụ hàng ngày dầu ăn thực vật, thay thế cho các loại dầu chứa nhiều chất béo bão hòa, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, mỗi loại dầu thực vật còn đem đến những lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Efood sẽ tiết lộ đến bạn những loại dầu ăn thực vật tốt cho sức khỏe, hãy cùng tham khảo nhé:

  • Dầu hạt cải:

Được mệnh danh là một trong những loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe vì có khả năng làm giảm Cholesterol trong chế biến các món chiên, xào, dầu hạt cải cung cấp chưa tới 10% chất béo bão hòa, cung cấp ít mỡ chuyển hóa và không cung cấp quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. Cụ thể, dầu hạt cải rất giàu chất béo không bão hòa là axit béo omega-3.

Nên chọn mua dầu đậu nành hay dầu hạt cải?

Lợi ích mà dầu hạt cải mang lại: 

– Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

– Giúp trái tim khỏe mạnh

–  Bảo vệ và làm đẹp da

– Giảm nguy cơ ung thư

– Giảm lượng đường trong máu

– Ngăn ngừa mất trí nhớ

  • Dầu ngô (dầu bắp):

Bắp hay còn gọi là ngô, là thực phẩm khá quen thuộc đối với chúng ta. Người ta thường dùng bắp luộc, bắp chiên hoặc bắp xào nhưng ít ai biết đến trái bắp cũng có thể sản xuất ra loại dầu.

Dầu bắp được chiết xuất từ mầm của bắp. Đây là nguyên liệu dùng để nấu ăn phổ biến trong mọi gia đình. Bởi chúng chứa nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu bắp có khả năng giảm mỡ xấu trong cơ thể tốt hơn so với dầu ô liu.

Lợi ích mà dầu ngô mang lại:

– Giảm cholesterol

– Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

– Làm mềm da và tóc

– Tăng cường chức năng miễn dịch

– Hạ huyết áp

– Lợi tiểu và làm lành vết thương

  •  Dầu oliu:

Như bạn đã biết, dầu oliu cũng là một loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe, trong dầu oliu chứa các axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm viêm, giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và ngăn ngừa bệnh mãn tính.

Chưa hết, một phân tích tổng hợp lớn được thực hiện vào năm 2014 tại Đại học Vienna cho thấy, các axit béo không bão hòa đơn trong dầu oliu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Lợi ích mà dầu oliu mang lại:

– Chứa các chất béo thông minh

– Giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer

– Giúp điều trị bệnh viêm tụy cấp tính

– Bảo vệ gan

– Ngăn ngừa viêm loét đại tràng

– Có lợi cho da, mắt và hệ miễn dịch

– Ngăn ngừa các căn bệnh ung thư

  • Dầu bơ:

Được chiết xuất từ bơ, có hương vị nhẹ cũng như điểm bốc khói cao, dầu quả bơ là nguyên liệu hoàn hảo cho hầu hết mọi hoạt động nấu nướng trong bếp. Bơ là một trong những nguồn cung cấp axit oleic cao nhất, một loại axit béo không bão hòa đơn giúp giảm huyết áp, thúc đẩy chức năng não và giảm nguy cơ ung thư.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi dầu bơ, được làm từ cùi bơ ép lạnh, cũng mang những lợi ích này để tối ưu hóa sức khỏe.

Lợi ích mà dầu quả bơ mang lại:

– Giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch

– Chứa chất chống oxy hóa có lợi cho mắt

– Tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng

– Làm giảm triệu chứng viêm khớp

– Giúp ngăn ngừa bệnh về nướu

– Chữa bệnh về da và hỗ trợ điều trị vết thương hiệu quả

  • Dầu lạc (dầu đậu phộng):

Dầu đậu phộng có nhiều vitamin E, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, chất chống oxy hóa và axit béo omega-6. Vitamin E là một chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực tốt, khả năng miễn dịch và lưu lượng máu.

Dầu đậu phộng ép lạnh, chưa tinh chế, chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất vì đậu phộng được xử lý thông qua một quy trình cơ học mà không có nhiệt hoặc hóa chất.

Ăn nhiều dầu lạc có béo không, 1 số mẹo cách sử dụng dầu lạc

Lợi ích mà dầu đậu phộng mang lại:

– Tăng cường sức khỏe tim mạch

– Giúp chống ung thư

– Kiểm soát mức cholesterol

– Điều chỉnh lượng đường trong máu

– Giảm tốc độ lão hóa

  • Dầu đậu nành:

Dầu đậu nành là loại dầu ăn hàng đầu để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chúng chứa nhiều vitamin K, giúp tăng cường sức mạnh của xương. Nó cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa đa và axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.

Công dụng của dầu đậu nành đối với sức khỏe của tim mạch

Lợi ích mà dầu đậu nành mang lại:

– Điểm khói cao: điểm khói của dầu là nhiệt độ mà chất béo bắt đầu bị phá vỡ và oxy hóa. Dẫn đến sự hình thành của các hợp chất gây bệnh, có hại gọi là gốc tự do, có thể gây ra stress hóa trong cơ thể.

– Giàu chất béo có lợi cho tim mạch

– Hỗ trợ sức khỏe xương

– Chứa axit béo và omega 3

– Tăng cường sức khỏe làn da

  • Dầu mè (dầu vừng):

Dầu mè (dầu vừng) là dầu thực vật được ép từ hạt mè (vừng) chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo Omega 3, 6, canxi, Vitamin E, B. Một muỗng canh dầu mè cung cấp 14g chất béo, 5,576 mg omega -6, 40,5mg Omega-3 và 119 calo.

Lợi ích của dầu mè đối với da

Lợi ích mà dầu mè mang lại:

– Phòng chống bệnh đái tháo đường

– Ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch

– Giúp xương phát triển khỏe mạnh

– Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

– Giúp chăm sóc da và làm tóc tốt hơn

  • Dầu hạt macca:

Dầu hạt mắc ca được chế xuất từ hạt macca. Tinh dầu hạt macca có chứa các axit béo có giá trị như dầu thực vật. Trong đó gồm 60% axit oleic, axit panmitic, axit linoleic nhỏ hơn. Đây là những chất béo không bão hòa giúp cân bằng cholesterol cho cơ thể. Điều này đảm bảo các chứng năng trong cơ thể hoạt động trơn tru. Chính vì vậy, dầu hạt mắc ca là một trong những loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe.

Lợi ích mà dầu hạt macca mang lại:

– Tăng cường sức khỏe tim mạch

– Cung cấp năng lượng

– Chống oxy hóa

– Tăng cường sức khỏe mắt

– Chăm sóc và dưỡng ẩm cho da

– Giữ lại các chất béo lành mạnh

  • Dầu hạt lanh:

Dầu hạt lanh là sự lựa chọn của rất nhiều người trong cộng đồng ăn thuần chay. Chế độ ăn giàu omega-3 ALA, vốn có trong dầu hạt lanh, có khả năng làm giảm nồng độ mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp cao ở những người có cholesterol cao. Dầu hạt lanh có hương vị hạt nhẹ, điểm bốc khói thấp nên không thể nấu nướng với nhiệt độ cao mà thay vào đó là dùng làm salad dressing hoặc gia vị tẩm ướp.

Điều cần lưu ý khi sử dụng dầu hạt lanh đó là nó rất nhạy cảm với nhiệt, có thể bị ôi và oxi hóa nhanh chóng, cho nên cần được bảo quản trong bình chứa tối màu nơi môi trường tủ lạnh.

Biết lợi ích bất ngờ này bạn sẽ ăn 1 thìa dầu hạt lanh mỗi ngày

Lợi ích mà dầu hạt lanh mang lại:

– Cải thiện sức khỏe tim mạch và chống lão hóa

– Giảm vết loét ở chân cho bệnh nhân đái tháo đường

– Giảm táo bón hoặc tiêu chảy

– Cải thiện làn da và chống khô mắt

Các loại dầu ăn thực vật luôn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và an toàn. Thế nhưng, nếu lưu trữ quá lâu, dầu dễ bị oxy hóa và biến chất. Do đó, nếu bạn ngửi thấy mùi dầu kỳ lạ thì không nên sử dụng nữa. Mách nhỏ là bạn nên mua dầu ăn với dung lượng phù hợp, chẳng hạn như nếu sống một mình thì bạn nên mua chai dầu ăn nhỏ để tránh lãng phí vì dùng không kịp. Đồng thời, bạn nên bảo quản dầu thực vật ở nơi khô ráo, thoáng mát để giữ chất lượng dầu ăn lâu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *