Mẹo bảo quản thực phẩm tươi sống mà vẫn giữ trọn hương vị

Với cuộc sống bận rộn và hiện đại như ngày nay, đa phần chị em phụ nữ thường tiết kiệm thời gian bằng cách mua thực phẩm thật nhiều. Sau đó bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách để bảo quản thực phẩm tươi sống sao cho vẫn giữ trọn hương vị và chất dinh dưỡng của nó. Vậy hãy cùng Efood tìm hiểu các mẹo bảo quản thực phẩm tươi sống thông qua bài biết dưới đây nhé.

1. Cách bảo quản thực phẩm tươi sống:

Tùy từng loại thực phẩm mà chúng ta áp dụng từng cách bảo quản thực phẩm khác nhau, cụ thể:

  • Thịt động vật:

Thịt động vật như: thịt heo, thịt bò,… được khuyên rằng chỉ nên mua vừa đủ số lượng ăn hàng ngày, hạn chế việc trữ đông thịt. Thế nhưng nếu như trong trường hợp bạn mua nhiều thì hãy cho vào các hộp đựng thực phẩm có nắp hoặc túi zip rồi bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.

Đối với thịt xông khói hoặc dăm bông thì bạn dùng hộp kín để bảo quản là được. Nếu muốn thịt tươi lâu hơn, bạn có thể dùng tấm khăn tẩm muối rồi phủ lên trên để mùi vị của thịt luôn thơm ngon.

  • Hải sản:

Các loài hải sản bao gồm tôm, cá, mực, nghêu, sò,… đều có mùi tanh đặc trưng. Do đó, ngoài việc bảo quản để hải sản tươi lâu, bạn cũng cần biết cách bảo quản để giảm mùi tanh và không bị bám mùi vào các thực phẩm khác. Muốn vậy, trước khi để vào hộp kín, bạn hãy dùng thêm một lớp màng bọc thực phẩm rồi cất vào ngăn mát. Tương tự như thịt động vật, cách này chỉ nên áp dụng thi lượng hải sản sử dụng trong 2 ngày, nếu nhiều hơn thì tốt nhất bạn nên cho vào ngăn đông.

Mách bạn mẹo nhỏ cách bảo quản cá. Đó là hãy luộc cá trước khi cho vào ngăn mát để cá bớt tanh và không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình bảo quản.

  • Trứng:

Với trứng thì cách bảo quản khá đơn giản vì tất cả tủ lạnh đều đã có khay đựng trưng cho bạn. Để trứng tươi lâu hơn, bạn hãy hướng đầu nhỏ của trứng xuống dưới, đầu to lên trên.

  • Sữa tươi:

Sữa tươi cũng là thực phẩm tươi sống cần được bảo quản đúng cách, nếu không sẽ rất dễ hỏng, đặc biệt là những loại sữa có thành phần tự nhiên, chúng rất dễ lên men và nhiễm khuẩn. Nếu đã mở nắp hộp, bạn hãy nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và uống hết tròng vòng 1 – 3 ngày.

  • Rau củ:

Rau cũng là thực phẩm tươi sống và để chúng tươi lâu thì cũng cần bảo quản đúng cách. Rau khi mua về hãy nhặt bỏ lá sâu, lá vàng, úa rồi cho vào túi hoặc hộp đựng thực phẩm có nắp. Nhiều người thường rửa rau rồi mới bảo quản nhưng đó là cách làm rất sai lầm. Trong môi trường lạnh, nếu rau còn ướt sẽ rất dễ bị úng hoặc dập nát.

Vì vậy, sau khi đã nhặt bỏ những lá vàng, hãy đưa vào bảo quản ngay. Bạn cũng có thể lót một miếng giấy dưới đáy để rau không bị ẩm. Nếu bảo quản đúng cách, bạn có thể giữ rau tươi xanh trong tủ lạnh khoảng 2 tuần đấy!

  • Trái cây:

Cũng tương tự như rau, để trái cây tươi lâu, hãy cho vào túi hoặc hộp đựng rồi đậy kín. Có thể lót thêm một miếng giấy ở dưới đáy để hút ẩm. Điều quan trọng bạn nên làm là phải kiểm tra thường xuyên để loại bỏ những quả bị hỏng nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến những quả khác.

2. Một vài mẹo nhỏ khi bảo quản thực phẩm tươi sống:

Nếu chỉ nắm rõ cách bảo quản thực phẩm tươi sống thôi thì vẫn chưa đủ, hãy cùng Efood tìm hiểu thêm những phương pháp cũng như những mẹo nhỏ để thực phẩm luôn tươi ngon.

– Hút chân không: Thực phẩm thường sẽ được bảo quản trong túi kín hoặc trong chai loại bỏ oxy nhằm mục đích ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn để thực phẩm giữ được lâu hơn

– Đóng hộp chai, lọ: phương pháp này cũng giống như phương pháp tiệt trùng để hạn chế sự lây lan, sinh sôi của vi khuẩn. Bất kể thực phẩm tươi sống nào cũng được khuyến khích dùng phương pháp đông lạnh này để bảo quản. Lưu ý là bạn phải vệ sinh chai, lọ thật sạch trước khi cho thực phẩm vào bảo quản.

– Muối chua: đây là phương pháp mà ông bà xưa rất thường sử dụng và đến nay cũng vậy. Ngoài ngâm muối như truyền thống, ngày nay còn có những phương pháp muối bằng rượu, dầu thực vật, giấm và đặc biệt là dầu ô liu. Muối chua không những giúp thực phẩm được tươi lâu mà còn tạo cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức.

3. Một số lưu ý trong bảo quản thực phẩm

– Nên ghi chú ngày tháng bảo quản để dễ theo dõi.

– Không nên bảo quản thực phẩm trong tủ đông quá lâu để hạn chế mất chất dinh dưỡng.

– Không nên tái cấp đông thực phẩm tươi sống.

– Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.

Như vậy, bạn đã cùng Efood tìm hiểu những cách bảo quản thực phẩm sao cho vẫn giữ trọn hương vị. Hi vọng rằng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ áp dụng thành công và có những bữa ăn giàu dinh dưỡng cho mình cùng như những người thân yêu. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của Efood để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích khác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *