Dấu hiệu nhận biết Đông trùng hạ thảo bị mốc và cách xử lí chuẩn

Là một loại thảo dược quý hiếm, thế nhưng khi bị nhiễm mốc thì Đông trùng hạ thảo không những mất hết các dược tính tốt cho sức khỏe mà còn gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khòe của người sử dụng. Vậy cách nhận biết Đông trùng hạ thảo bị mốc là như thế nào và cách xử lí đúng chuẩn làm sao, hãy cùng tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết Đông trùng hạ thảo bị mốc:

Đông trùng hạ thảo quá hạn sử dụng hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ dễ xuất hiện tình trạng nhiễm nấm mốc. Bạn có thể nhận biết được thông qua các dấu hiệu dưới đây:

Đông trùng hạ thảo bị mốc trắng, xuất hiện các đốm có màu khác lạ như đốm trắng, đốm đen ở phần đế đông trùng hạ thảo hoặc mảng màu xanh than trên giá thể đông trùng hạ thảo, có mùi nấm mốc

– Bị nấm mốc nặng, phần giá thể bị đen và thối nhũn, có mùi đặc biệt khó chịu.

Đông trùng hạ thảo bị mốc: Dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Đông trùng hạ thảo khô bị mốc nhẹ sẽ xuất hiện phấn trắng

– Nếu bị mốc nặng sẽ có những đốm mốc trắng hoặc mốc đen xỉn màu lâu dần sẽ thành từng mảng, khi mở ra sẽ có những bảo tử nấm bay lên gây mùi khó chịu.

Dấu hiệu đông trùng hạ thảo bị mốc và cách xử lý đúng nhất

2. Cách xử lí Đông trùng hạ thảo bị mốc:

Bạn cần xử lý đông trùng hạ thảo mốc một cách cẩn thận, tránh làm lay lan sang các vùng khác. Các bước xử lý như sau:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nhiễm nấm mốc, và tiến hành loại bỏ phần bị mốc.

  • Trong quá trình xác định mức độ nhiễm mốc, nếu tỷ lệ nhiễm mốc lớn hơn 5%, thì tiến hành loại bỏ tất cả số đông trùng hạ thảo. Để tránh gây nguy hại cho người dùng.
  • Nếu tỷ lệ nhiễm mốc dưới 5%, bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo là loại bỏ thật kỹ những phần bị mốc.

Bước 2: Thực hiện các biện pháp khử khuẩn, loại bỏ các bào tử nấm bám vào phần chưa bị nhiễm.

  • Rửa đông trùng hạ thảo trong nước muối loãng có nồng độ khoảng 20 – 30%
  • Tiếp tục trùng qua nước muối ấm từ 65 – 70 độ C đối với đông trùng khô và 100 độ C đối với đông trùng tươi khoảng 1 – 2 lần.

Bước 3: Sơ chế và bảo quản đông trùng hạ thảo đã khử khuẩn

  • Bạn mang đông trùng hạ thảo sau khi được khử khuẩn đi phơi trong bóng râm hoặc sấy khô nước.
  • Sau đó bảo quản trong túi nilon hút chân không hoặc bình thủy tinh kín.

Lưu ý:

  • Đối với đông trùng hạ thảo khô thì để ở nơi có nhiệt độ thường và tránh ánh sáng. Nên dùng sớm, trong vòng vài tháng.
  • Với đông trùng hạ thảo tươi, có thể bảo quản trong tủ lạnh, và dùng trong vòng 15 ngày.
  • Tuy nhiên bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra sau khi bảo quản để phát hiện sớm trường hợp tái mốc.

3. Đông trùng hạ thảo bị mốc có sử dụng được không:

Mặc dù mốc gây nguy hiểm, nhưng nếu đông trùng hạ thảo bị mốc trắng nhẹ (chiếm 5% diện tích bề mặt) vẫn có thể dùng được nếu biết cách xử lý, loại bỏ vùng bị mốc, ngăn chặn chúng lây lan sang vùng khác.

 

Nếu nấm mốc đã lan ra quá nhiều trên diện tích bề, với những màu sắc đen, hoặc xanh thì đông trùng bị mốc ngoài viêc không còn giá trị chữa bệnh mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Như vậy, Đông trùng hạ thảo bị mốc có dấu hiệu rất dễ nhận biết. Thường có những đốm trắng hoặc màu khác như đốm đen, xanh than,..Vì nấm mốc có độc tố nên bạn cần cẩn trọng xem xét trước khi cân nhắc có thể dùng được hay không. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đông trùng hạ thảo bị mốc tránh tình trạng tiền mất tật mang nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *