8 sai lầm mà nhiều người mắc phải khi nấu ăn khiến thực phẩm mất chất dinh dưỡng

Việc nấu ăn đúng cách, khoa học sẽ giữ trọn các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, giúp bảo vệ sức khỏe của chúng ta tốt hơn. Ngược lại, nếu như chúng ta nấu sai cách thì các dưỡng chất sẽ biến mất, nguy hiểm hơn là nó còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là một vài sai lầm khi nấu ăn mà bạn nên tránh để bảo vệ sức khỏe cho gia đính nhé.

1. Nấu rau củ quá lâu:

Rau củ chứa rất nhiều các dưỡng chất cho sức khỏe, nhưng chúng rất dễ mất đi khi nấu quá lâu ở nhiệt độ cao. Điều này, không chỉ khiến nó mất đi các dưỡng chất mà khiến hương vị trở nên tệ hơn.

Mẹo luộc rau xanh tươi mát mắt,ngon miệng - HDR

Thay vì lựa chọn cách nấu quá lâu để rau củ được chín mềm, thì bạn có thể thay thế bằng cách hấp chín. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc hấp chín rau củ là cách giúp giữ trọn hương vị và chất dinh dưỡng nhiều nhất.

2. Chiên gà ngập dầu:

Đây là một sai lầm khi nấu ăn vô cùng nguy hiểm mà nhiều người vẫn thường hay mắc phải. Việc chiên gà ngập trong dầu sẽ rất có hại bởi khi dầu nóng, các phản ứng hóa học xảy ra, các axit béo thiết yếu bị oxy hóa, những chất chống oxy hóa như vitamin E bị phá hủy, từ đó sản sinh các gốc tự do gây tổn hại tế bào.

Chiên ngập dầu làm gia tăng axit chuyển hóa chất béo, biến các protein trong thịt gà thành acrolein – một chất gây ung thư, thịt gà cũng trở thành món ăn chứa nhiều calo. Món gà tẩm bột chiên còn có hại hơn vì cả vụn bánh và bột chiên đều hút dầu rất mạnh khiến hàm lượng chất béo gia tăng đáng kể.

Chế độ ăn giàu chất béo là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư. Nếu bạn thích gà rán, có thể ăn một lượng nhỏ mỗi ngày sẽ không có hại với điều kiện phải có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Về lâu dài, bạn nên sử dụng các phương pháp an toàn hơn như hấp, quay, nướng khi chế biến món này.

3. Chiên khoai lang:

Khoai lang rất giàu vitamin B6 có lợi cho tim mạch cùng các vitamin C và D, magiê, sắt và beta-carotene, chất xơ. Hấp, luộc hay nướng là những cách chế biến lành mạnh giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng nếu như bạn chiên khoai lang ngập dầu hay ít dầu đều làm tăng lượng calo trong khoai lang, nhiệt độ cao có thể phá hủy các chất dinh dưỡng. Việc cho thêm muối vào khoai còn làm gia tăng lượng natri có hại.

4. Ép trái cây/ rau củ quả:

Nước ép trái cây có thể tốt trong một vài trường hợp. Tuy nhiên thực tế một ly nước ép từ 3 khẩu phần trái cây có thể chứa lượng đường tương đương 4 khẩu phần trái cây để nguyên.

Khi ép trái cây để uống, bạn đã loại trừ các chất xơ có lợi, gây mất cân bằng lượng đường trong máu.Trái cây để nguyên được chứng minh cung cấp nhiều chất xơ hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu và tốt cho hệ tiêu hóa.

Chất xơ khiến chúng ta có cảm giác no, đó là lý do tại sao mọi người dễ dừng ăn sau khi tráng miệng với một quả táo hay lê. Một ly nước ép trái cây lại không tạo cảm giác no lâu. Thế là chúng ta lại tiếp tục uống một ly nước ép khác khiến gia tăng hàm lượng đường trong máu..

5. Ướp thịt với gia vị đóng gói:

Ứớp thịt với dầu ô liu, thảo mộc, vỏ chanh, nước cốt chanh, mật ong, ớt và gia vị là những nguyên liệu giàu dinh dưỡng hơn so gia vị ướp đóng gói sẵn.

Sốt BBQ và xì dầu đóng chai thường chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo có hại.

6. Đun sôi dầu olive:

Dầu olive tốt cho sức khỏe nhưng phải sử dụng ở nhiệt độ thấp. Đun sôi dầu này tức là bạn đang làm thay đổi cấu trúc phân tử của nó, tất cả dưỡng chất sẽ bay hơi hết.


Bạn có thể sử dụng trực tiếp trên salad hay thêm vào một số món ăn nấu ở nhiệt độ thấp. Đối với các món ăn cần nhiệt cao, nên dùng dầu dừa chưa tinh chế, dầu bơ hoặc macadamia vì chúng có nhiệt độ sôi cao.

7. Ăn dâu tây chung với đường và kem:

Dâu tây cung cấp nhiều vitamin C và chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Sẽ không tốt khi chúng ta ăn dâu tây trộn với đường và kem. Lúc đó sẽ làm tăng đột biến lượng đường trong máu, kem làm tăng lượng chất béo bão hòa và calo không tốt cho cơ thể. Nếu bạn thích ăn dâu tây mà không chịu được vị chua của nó, có thể ăn kèm với một ít mật ong hoặc sirô đường (không hơn một muỗng canh).

8. Giã thịt trực tiếp

Để thịt rán chín đều, chúng ta cần giã nhỏ và làm dẹt miếng thịt. Nhưng có một số điều cần lưu ý. Đó là đừng giã thịt mà không cho thịt vào túi nhựa hoặc ít nhất là dùng màng thực phẩm bọc lại. Nếu không bọc thịt trước khi đập mềm, các thớ thịt sẽ bị đứt gãy khiến thịt bị khô. Chưa kể những vụn thịt nhỏ li ti bắn ra xung quanh làm mất vệ sinh và lây lan vi khuẩn.

Những việc làm tưởng chừng như vô hại thế nhưng lại có thể đem đến những tác hại nguy hiểm vô cùng đối với sức khỏe của chúng ta. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe của gia đình và bản thân thì bạn nên tránh các sai lầm khi nấu ăn mà Efood liệt kê phía trên nhé. Đừng quên theo dõi Efood để cập nhật thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn về chăm sóc sức khỏe nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *