Tết Nguyên đán: nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

Với người Việt, Tết Nguyên Đán hay Tết cố truyền là một dịp quan trọng nhất trong năm. Bởi đây không chỉ là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn là dịp để gia đình được quây quần, sum họp bên nhau sau một năm trời làm việc. Mỗi năm đều đón Tết Nguyên Đán, thế nhưng bạn đã hiểu hết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền này chưa. Hãy cũng Efood tìm hiểu về ngày lễ quan trọng này thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán:

Nói về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán thì theo nhiều lí thuyết cho rằng Tết Nguyên Đán chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, khởi nguồn từ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế. Thế nhưng, điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi bởi có nhiều tài liệu cổ ghi lại rằng người Việt ta đã đón Tết Nguyên Đán trước Trung Hoa xưa.

Trong Giao Chỉ Chí có viết rằng: “Người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”.

Chưa hết, trong Kinh Lễ, Khổng Tử có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. 

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023

Bên cạnh đó, chẳng có nơi nào ghi lại dấu tích của việc ăn Tết rõ bằng Sự tích bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Đất trời là một cặp âm dương hòa hợp. Tương truyền, nước Văn Lang năm 2879 TCN, họ Hồng Bàng đã có thời gian trị vì kéo dài 2622 năm.

Từ thời vua Hùng, dân ta đã có tục ăn Tết, dâng cúng tiên vương bằng những món ngon tinh túy của đất trời. Đó chính là món lễ vật chân phương, mộc mạc nhưng kết hợp hài hòa nhân sinh, vũ trụ và âm dương đất trời – bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng vuông ôm lấy bánh dày tròn tượng trưng cho sự no đủ, tròn đầy.

Điều này còn tượng trưng cho sự kế thừa truyền thống đậm bản sắc người Việt. Những món lễ vật dâng cúng trong Tết phần lớn làm từ gạo – hạt ngọc của trời Đó cũng là lý do gạo nếp ngon, dẻo được chọn làm nhiều loại bánh dâng cúng tổ tiên, thần linh trong ngày Tết Nguyên đán.

Sau này, do ảnh hưởng qua lại của hai nền văn hóa mà nước ta và nước bạn láng giềng có một vài nét chung là đón Tết vào dịp Tết Nguyên Đán nhưng vẫn có những đặc trưng riêng. Rõ rệt nhất là lễ vật dâng cúng tổ tiên bánh chưng, bánh dày.

Trong An Nam chí lược của Lê Tắc, phong tục ăn Tết của người Việt cũng mang bản sắc riêng. Dân ta uống rượu, dùng trầu cau, ăn dưa cà muối mắm, bánh chưng, bánh dày, bánh tét, tổ chức dâng cúng tổ tiên và các lễ hội mùa xuân dân gian. Trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn còn chép rằng, nước ta thời Lý còn thực hiện các nghi lễ cầu mưa, cầu phúc cho mùa màng, dùng ngày lập xuân để thực hiện lễ nghinh xuân.

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

Thực khó để nói Tết Nguyên đán chính xác có từ bao giờ, nhưng theo những thư tịch cũ ghi lại như vậy đã cho thấy người Việt ta đã ăn Tết trước người Trung Quốc rất lâu.

2. Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán:

Tết Nguyên Đán không chỉ là thời điểm chuyển giao năm mới và năm cũ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng khác. Khoảnh khắc ấy được xem là khoảnh khắc đầu tiên của năm mới, trong veo và tươi mới, đem đến cho chúng ta nhiều hy vọng về một năm mới ngập tràn may mắn và một mùa màng bột thu.

Bên cạnh đó, Tết Nguyên Đán cũng là dịp để bản thân mỗi người nhìn lại một năm đã trải qua, hiểu được bản thân đã làm được những gì và cần cố gắng điều gì trong năm mới. Tết Nguyên đán chính là cơ hội để mọi người mở ra cánh cửa niềm tin và hy vọng ở một năm mới, vui vẻ, hạnh phúc và thành công hơn.

Tết Nguyên Đán: Nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục ngày Tết

Tết Nguyên đán chính là “cái cớ” hoàn hảo cho sự đoàn viên gia đình, kéo mọi người về bên nhau để đón những khoảnh khắc giao thời thiêng liêng. Bởi gia đình chính là nơi sẽ cùng ta làm mới động lực, gieo mầm hi vọng bắt đầu một năm mới tốt lành, may mắn hơn.

Nhân dịp Tết đến Xuân về, Efood xin chúc Quý khách hàng có một năm mới An Khang Thịnh Vượng – Vạn Sự Như Ý. Cảm ơn Quý khách hàng đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng Efood trong suốt thời gian vừa qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *