Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết

Trước Tết, nhiều người thường có thói quen mua thật nhiều thực phẩm để dự trữ. Tuy nhiên, do việc tiêu thị ít nên sau Tết thường dư một lượng lớn thực phẩm. Vì thế các chị em hãy tham khảo qua các cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết mà Efood tổng hợp được nhé.

1. Đối với các loại thực phẩm chín:

Trong những ngày Tết, các gia đình chắc chắn không thể thiếu những món ăn truyền thống như giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét… Những món ăn này thường được các mẹ mua trước Tết để dự trữ. Tuy nhiên, những món ăn quen thuộc này lại rất dễ ngấy và thường thừa lại nhiều sau Tết. Đối với những thực phẩm chín này, bạn có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.

Bánh chưng là một trong những thực phẩm còn thừa nhiều sau dịp Tết 

Tuy nhiên, với thời tiết mùa xuân nồm ẩm, ấm dần lên thì những thực phẩm này lại rất dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo các cách bảo quản với từng loại thực phẩm riêng như sau:

Các loại bánh chưng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng bọc thực phẩm bao kín. Khi lấy bánh trong tủ lạnh ra, cần luộc, hấp lại trước khi ăn hoặc rán để thay đổi khẩu vị.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng.

Giò chả có nhiều loại: giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào… và đều nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C để thực phẩm được an toàn và giữ được lâu hơn. Khi bảo quản đúng cách, giò chả sẽ giữ được 4 – 6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí có thể giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.

Với món thịt đông, bạn nên chia thành từng hộp nhỏ, vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

2. Rau quả:

Loại thực phẩm này phải được làm sạch dưới vòi nước chảy, để ráo và bảo quản trong tủ lạnh dưới 4 độ C, theo hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Khoai tây nấu chín có thể cất trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày.

Mẹo giúp bảo quản rau, củ, quả tươi không bị mất dinh dưỡng

Rau quả nên được bảo quản ở tủ lạnh với nhiệt độ dưới 4 độ C

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, một số loại trái cây thải ra khí ethylene có thể khiến các sản phẩm xếp bên cạnh hư hỏng nhanh hơn. Bạn nên để táo cách xa các loại rau củ quả khác.

Trái cây trong tủ lạnh cần ăn hết trong vòng 1 đến 3 ngày để có hương vị và độ tươi tối đa.

3. Trứng và sản phẩm liên quan tới sữa

Trứng sống có thể giữ trong tủ lạnh từ 3 đến 5 tuần. Trứng luộc chín còn ăn được trong 1 tuần. Trứng và các sản phẩm từ sữa thích hợp trong không gian dưới 4 độ C.

Cách làm sữa trứng gà ấm nóng béo ngậy sưởi ấm ngày se lạnh

Các sản phẩm từ sữa để trong tủ lạnh giữ được chất lượng trong các khoảng thời gian khác nhau: Sữa (1 tuần), sữa chua (1-2 tuần), phô mai mềm (1 tuần), phô mai cứng (3-4 tuần sau khi mở).

4. Bánh mứt

Với các loại bánh mứt thì bạn nên bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc. Bạn có thể cho vào túi kín hoặc lọ thủy tinh và cho vào đó một ít gói hút ẩm để bánh mứt giữ được lâu hơn.

Khay mứt ngày Tết của người Việt có những gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *